Tổng quan về hệ thống và hoạt động Diều dưỡng tại Việt Nam

Tổng quan về hệ thống và hoạt động Diều dưỡng tại Việt Nam

1. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ĐIỀU DƯỠNG TẠI VIỆT NAM

Kể từ những năm đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu có những người giúp việc cho bác sĩ trong các bệnh viện (chỉ việc cầm tay). Năm 1901 lớp nam y tá tại Bệnh viện Chợ Quán và Bệnh viện Phong – Tâm thần.

Ngày 20/12/1906 Toàn quyền Đông dương ban hành nghị định thành lập ngành Điều dưỡng bản xứ

Năm 1937: Hội Chữ Thập đỏ Pháp mở lớp Nữ Y tá đầu tiên, trụ sở tại số 38 Tú Xương (59 Nguyễn Thị Minh Khai)

Sau CMT8, lớp y tá đào tạo đầu tiên 6 tháng do GS Đỗ Xuân Hợp tổ chức và tại Quân Khu V.

Từ 1954-1975:

Miền nam:

  • Năm 1956 Trường Điều dưỡng được thành lập riêng và đào tạo 3 năm
  • Năm 1970 Hội Điều dưỡng thành lập và có Nội san thông tin điều dưỡng
  • Năm 1973: mở lớp Điều dưỡng Y tế Công cộng 3 năm và thành lập Viện Quốc gia Y tế Công cộng.

Miền Bắc:

  • Năm 1954 Bộ Y tế xây dựng chương trình đào tạo Y tá sơ cấp
  • Năm 1968: Đào tạo lớp Y tá trung cấp (yêu cầu lớp 7)
  • Năm 1975: Y tá trung học (yêu cầu tốt nghiệp THPT)

Đặc điểm chung trong thời kỳ này: công tác chăm sóc và điều dưỡng do phòng Y vụ quản lý và chịu trách nhiệm nên công tác điều dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Sau năm 1975:

  • Năm 1982: BYT ban hành chế độ Y tá trưởng Bệnh viện và y tá trưởng khoa
  • Năm 1985: Một sô BV xây dựng phòng Điều dưỡng và đến năm 1990 BYT ban hành quyết định thành lập phòng Điều dưỡng ở BV có > 150 giường
  • Năm 1993: BYT ban hành quyết định 526 quy định chế độ trách nhiệm của y tá/điều dưỡng trong việc chăm sóc bệnh nhân.

2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ CHÍNH QUY

2.1. Vài nét giới thiệu

  • Năm 1985: BYT được Bộ Đại học và Trung hoc Chuyên nghiệp lúc bấy giờ đồng ý tổ chức đào tạo Đại học Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y TP HCM (1986)
  • Năm 1994: lớp Cử nhân Điều dưỡng, Nữ Hộ sinh, Kỹ thuật Y học khóa III tại Trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW 3 và Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.
  • Năm 1998: đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Huế
  • Năm 2000: đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy tại Trường Đại hoc Y Huế
  • Đến nay khoảng 50% Điều dưỡng trưởng khoa đã qua lớp học quản lý Điều dưỡng trưởng

2.2. Cơ sở pháp lý của các văn bản liên quan Chương trình đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy.

  • Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 2/12/1998.
  • Nghị định của Chính phủ số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục.
  • Quyết định số 2677/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về cấu trúc và khối lượng tối thiểu cho các cấp đào tạo trong bậc Đại học.
  • Quyết định số 2678/GD-ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 3/12/1993 quy định về khối lượng kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu của chương trình Đại học.
  • Công văn số 2162/ĐH ngày 15/3/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn xây dựng lại chương trình khung và tổ chức biên soạn giáo trình Đại học và Cao đẳng.
  • Công văn số 5413/ĐH ngày 12/6/1999 của Bộ Giáo dục & Đào tạo gửi Bộ Y tế về việc xây dựng chương trình khung các ngành Khoa học Sức khỏe.
  • Quyết định số 3704/QĐ-BGD&ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khỏe.
  • Quyết định số 5995/QĐ-BGD/ĐT/ĐH ngày 29/12/1999 về việc thành lập Hội đồng ngành Điều dưỡng.
  • Công văn số 9898/K2ĐT của Vụ trưởng Vụ Khoa học & Đào tạo của Bộ Y tế ký ngày 30/12/1999 gửi Hiệu trưởng các Trường Đại học, Cao đẳng Y tế, Chủ tịch Hội đồng chương trình đào tạo đại học nhóm ngành Khoa học Sức khỏe về việc hướng dẫn xây dựng chương trình khung nhóm ngành Khoa học Sức khỏe.
  • Căn cứ quyết định số 12/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/04/2001 về việc ban hành chương trình khung các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc nhóm ngành Khoa học sức khoẻ.
  • Kết quả chương trình khung của Hội đồng Đào tạo ngành Điều dưỡng được Chủ tịch hội đồng ký ngày 07/6/2000.

2.3. Thiết kế chương trình

Bao gồm 4 khối kiến thức: Các môn chung, khoa học cơ bản, y học cơ sở, các môn chuyên ngành. Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng hệ chính quy không những có kiến thức, kỹ năng cơ bản về Y học lâm sàng mà còn phải có kiến thức, kỹ năng cộng đồng, vì vậy các môn học về y tế công cộng và tổ chức thực hành tại cộng đồng phải được coi là trọng tâm, không nên cho việc đi thực hành cộng đồng là để rà soát thực tế mà là quá trình dạy và học tập thật sự tại cộng đồng.

  • Số năm học : 4 năm
  • Tổng số tuần : Tối đa 160

(Gộp các hình thức học tập và thi)

  • Tổng số tuần thi và ôn tập : Theo quy chế của Bộ Giáo & Đào tạo
  • Tổng số khối lượng kiến thức: 210 ĐVHT, Trường Đông Á thiết kế theo 149 tín chỉ.
STT Khối lượng học tập Đơn vị học trình *      
    TS LT TH Tỷ lệ %
1 Giáo dục đại cương (gồm các môn học chung và các môn học cơ bản) 65 55 10 30,95
2 Giáo dục chuyên nghiệp (gồm các môn cơ sở và các môn chuyên ngành):
+ Bắt buộc
+ Thi tốt nghiệp

135
10

86 49 64,28
4,77
Cộng: 210 141 59 100

* 01 đơn vị học trình: tương đương 15 tiết lý thuyết; 30 tiết thực tập tại các phòng thí nghiệm; 45 tiết thực tế cộng đồng, thể dục và quân sự.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG DỰA THEO NĂNG LỰC, HỘI NHẬP VỚI TIÊU CHUẨN NĂNG LỰC ĐIỀU DƯỠNG CÁC NƯỚC KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI.

CGFNS International ( The Commission on Graduates of Foreign Nursing School) là tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong lĩnh vực đánh giá năng lực và cấp chứng chỉ hành nghề cho điều dưỡng viên và các chuyên gia y tế trên toàn thế giới.

Với gần 35 năm kinh nghiêm, CGFNS Internationale đã xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề cho hơn 500,000 điều dưỡng viên quốc tế và các chuyên gia y tế nước ngoài vào làm việc và sinh sống tại Mỹ.

Cho đến nay CGFNS International đã và đang tiếp tục duy trì và phát huy sự công bằng với các điều dưỡng viên trên toàn thế giới thông qua quy trình đánh giá khách quan trên cả 2 phương diện chuyên môn và tiêu chuẩn khắt khe về điều dưỡng.

Ngày 17/11 năm 2009 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa công ty IIG Vietnam và Tổ chức CGFNS International.Tại lễ kí kết này, CGFNS International và IIG Việt nam đã chính thức giới thiệu chương trình Chuẩn quốc tế cho điều dưỡng viên chuyên nghiệp tại Việt nam, Lào, Campuchia (International Standards for Professional Nurses-IPSN), nhằm nâng cao năng lực đào tạo và hành nghề điều dưỡng cho Điều dưỡng viên tại các quốc gia này. Chương trình CGFNS-ISPN cũng mở ra nhiều cơ hội làm việc tốt cho những người muốn làm việc trong ngành điều dưỡng tại Việt Nam, cũng như cơ hội sống và hành nghề điều dưỡng tại Mỹ hay các quốc gia khác trên thế giới.

Tóm tắt theo tài liệu của Tác giả Lê Quang Sáng - Điều dưỡng Việt Nam