Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện, làm gia tăng tình trạng bệnh tật, tử vong và tăng chi phí điều trị. Hiểu biết về kiểm soát NKBV của nhân viên y tế góp phần làm giảm nguy cơ NKBV. Tại các bệnh viện lớn nơi có số lượng đông các sinh viên, học viên đến tham gia thực hành, đây cũng là đối tượng quan trọng cần được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ NKBV tại các quốc gia Châu Âu chiếm khoảng 4,6% - 9,3% với tỷ lệ tử vong 1% (ước tính 50.000 ca tử vong mỗi năm. Tại các bệnh viện khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ mắc NKBV chung ở là 9,0%, tỷ lệ tử vong liên quan đến NKBV dao động từ 7% đến 46%. Tại Việt Nam, tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% số người nhập viện. Năm 2008, một khảo sát trên 36 bệnh viện tại Việt Nam nhận thấy tỷ lệ NKBV là 7,8% . Từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013, một nghiên cứu trên 7 bệnh viện Trung ương và 7 bệnh viện tuyến tỉnh nhận thấy 29,5% bệnh nhân có ít nhất một nhiễm khuẩn bệnh viện (HAI), tỷ lệ mắc NKBV tại các đơn vị hồi sức trung bình 30,5% (dao động từ 5,6% - 60,9%) . NKBV có tỷ lệ cao hơn ở nhóm đối tượng trong các đơn vị hồi sức và trên đối tượng trẻ nhỏ ( Tạp chí Nhi Khoa Tập 16 Số 3-2023).
Nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện vấn đề NKBV, trong đó bao gồm cả nhóm sinh viên y khoa, học viên đến thực hành tại bệnh viện, đặc biệt ở các bệnh viện tuyến trung ương với số lượng sinh viên, học viên đến thực hành tại bệnh viện hàng năm tương đối lớn. Các bệnh viện lớn, mỗi năm có hàng ngàn sinh viên học viên đến thực hành tại bệnh viện. Đây là nguồn nhân lực hỗ trợ rất lớn cho bệnh viện nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/09/2012 của Bộ Y tế
Những kiến thức về kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản của sinh viên, học viên thực hành tại Bệnh viện cần lưu ý nhất là: Vệ sinh tay, Phòng hộ cá nhân và phân loại chất thải rắn y tế.
- Vệ sinh tay
Quy trình rửa tay thường quy và 05 thời điểm vệ sinh tay:

Hướng dẫn rửa tay đúng cách
2. Phòng hộ cá nhân:
- Khi đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện, sinh viên Y khoa cần chỉn chu về trang phục, đầu tóc, tác phong: Luôn mặc áo blouse, đội mũ, mang khẩu trang, theo thẻ sinh viên khi đến bệnh viện. Đầu tóc gọn gàng, không để móng tay dài, không được mặc quần áo blouse khi đi ra ngoài khu vực bệnh viện.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định theo hướng dẫn của bộ Y tế, phương tiện phòng hộ Là loại quần áo hoặc dụng cụ chuyên dụng giúp bảo vệ NVYT, người bệnh, người nhà và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài.

Hướng dẫn mang áo quần bảo hộ đúng cách
3. Phân loại chất thải rắn y tế đúng quy định

Hướng dẫn phân loại rác thải Y tế
BS.CKII. Trần Thị Khánh Ngọc - Phó Trưởng khoa Y - Đại học Đông Á