CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT TIẾNG LATIN
DS. NGÔ VIẾT PHÚ
Trung tâm Thí nghiệm
1. MỤC TIÊU
Trình bày nguyên tắc chung về đọc và viết tiếng Latin trong danh pháp quốc tế thường dùng trong y học, dược học, giúp giảng viên và sịnh viên tham khảo khi dạy và học các môn có sử dụng tiếng Latin.
2. LỊCH SỬ TIẾNG LATIN
Tiếng Latin là một ngôn ngữ được bộ tộc Latium sử dụng từ thời thượng cổ thuộc trung tâm bán đảo Italia hiện nay. Thế kỷ VIII TCN, người Latium xây dựng thành Roma, bắt đầu phát triển và sau đó vài thế kỷ bành trướng hình thành đế quốc La Mã, bao gồm các nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Phi chung quanh Địa trung hải. Đến thế kỷ V SCN đề quốc La Mã bị diệt vong do nội chiến. Tuy nhiên tiếng Latin vẫn được dùng làm ngôn ngữ cho giới tri thức, khoa học và tôn giáo, ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa các nước Tây Âu nhất là thời Trung cổ ( TKV - TKXV) và thời kỳ Phục hưng (TKXV − XVI). Kết hợp với một số thổ ngữ, tiếng latin tạo thành một hệthống ngôn ngữ Latin gồm các nước Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani, Pháp. Từ thế kỷ XVII các nước thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha ở châu Mỹ còn sử dụng tiếng Latin làm ngôn ngữ chính thức gọi là các nước châu Mỹ Latin. Hiện nay danh pháp quốc tế tên khoa học trong y học, dược học, động vật và thực vật học được quy định dùng tiếng Latin để thống nhất và tránh nhầm lẫn.

Hình 1. Một số phim nổi tiếng đến lịch sử đế quốc La Mã để minh họa: SPARTACUS: Đấu sĩ người nô lệ (TKII TCN); QUO VADIS: Ngài đi đâu? (TKI TCN); CLEOPATRA: Nữ hoàng Cleopatra (TKI TCN); GLADIATOR: Võ sĩ giác đấu (TK II SCN)
3. CHỮ CÁI TIẾNG LATIN
Tiếng Latin gồm có 25 chữ cái: 7 nguyên âm, 18 phụ âm
3.1. Các nguyên âm và cách đọc:
Tên gọi
|
Cách đọc
|
Chữ viết
|
A a
|
a
|
a
|
E e
|
ê
|
ê
|
I i
|
i
|
i
|
J j
|
iôta
|
i
|
O o
|
ô
|
ô
|
U u
|
u
|
u
|
Y y
|
ipxilon
|
i
|
- Các nguyên âm a, i, u: đọc như tiếng Việt.
- Ví dụ: acidum, calcium, natrium, kalium, ultimus
- Nguyên âm e: đọc như ê trong tiếng Việt.
- Ví dụ: cera, bene, domine, ephedra, vena
- Nguyên âm o: đọc như ô trong tiếng Việt.
- Ví dụ: mono, dosis, hetero, ovum, novocainum
- Nguyên âm j: đọc như i trong tiếng Việt.
- Ví dụ: injectio, juvenis, japonicum, jupiter
- Nguyên âm y: đọc như i trong tiếng Việt.
- Ví dụ: oxygenium, hybridus, antipyrinum, glycogenum
3.2. Các nguyên âm kép và cách đọc
Nguyên âm kép là 2 nguyên âm đứng liền nhau và đọc thành một âm
Có 4 nguyên âm kép là: ae, oe, au, eu
- ae đọc như "ê" trong tiếng Việt.
- Ví dụ: aether, aequalis, caesalpinia, taenia
- oe đọc "o" trong tiếng Việt.
- Ví dụ: foetus, oedema, foetidus, phoenix
- au đọc như “au” trong tiếng Việt.
- Ví dụ: aurum, aureus, aurantium, lauraceae
- eu đọc như "êu" trong tiếng Việt.
- Ví dụ: neuter, eucalyptus, melaleuca
- aë, oë: đọc tách riêng a — ê, ô — ê.
- ea, eo: đọc tách riêng ê — a, ê — ô.
- Ví dụ: thea, olea, coffea, theophyllinum
3.3. Các phụ âm và cách đọc
Chữ viết
|
Tên gọi
|
Cách đọc
|
B b
|
bê
|
b
|
C c
|
xê
|
c, k
|
D d
|
đê
|
đ
|
F f
|
ep-phờ
|
ph
|
G g
|
ghê
|
gh
|
H h
|
hat
|
h
|
K k
|
ca
|
k
|
L l
|
enlơ
|
l
|
M m
|
em
|
m
|
N n
|
en
|
n
|
P p
|
pê
|
p
|
Q q
|
cu
|
q
|
R r
|
e-rờ
|
r
|
S s
|
et xờ
|
x, d
|
T t
|
tê
|
t
|
V v
|
vê
|
v
|
X x
|
ichxờ
|
x, kx
|
Z z
|
dêta
|
d
|
- Các phụ âm: b, h, k, l, m, n, p, r, v đọc như trong tiếng Việt.
- Ví dụ: bonus, borax, botanica, herba, homo, hora, kalium, keratoma, Kaolium, liber, locus, labium, minimum, mater, morus, nomen, nervus, natrium, pater, pestis, penicillinum, radix, rosa, resina, virus, vaccinum, verum
- Phụ âm c:
- Đứng trước a,o,u đọc như “k”.
- Ví dụ: calor, cocus, camphora, curcuma
- Đứng trước e, i, y, ae, oe đọc như “x”.
- Ví dụ: cera, citrus, cyaneus, caecum, coelia
- Phụ âm d: đọc như “đ”.
- Ví dụ: datura, dosis, duodenum
- Phụ âm f: đọc như “ph”.
- Ví dụ: flores, folium, facies, filius
- Phụ âm g: đọc như “gh”.
- Ví dụ: gelatinum, gutta, gaster
- Phụ âm q: luôn đi kèm với u và đọc như “qu”.
- Ví dụ: aqua, quantum, qualis, quinque
- Phụ âm s: đọc như “x” trừ khi đứng giữa 2 nguyên âm thì đọc như “d”.
- Ví dụ: serum, semen, saccharum, sinensis, syrupus; dosis, rosa, asiatica
- Phụ âm t: đọc như "t” trừ khi "ti" đứng giữa 2 nguyên âm thì đọc như “xỉ”.
- Ví dụ: taenia, tuber, talis, tincture; potio, solutio, natio
- Phụ âm x: đứng đầu từ đọc như “x”, nếu đứng sau nguyên âm đọc như “kx”.
- Ví dụ: xylenum, xanthomonas, calyx, excipiens, maxima, thorax
- Phụ âm z: đọc như “d”.
- Ví dụ: zea, protozoa, rhizoma, zincum
- Phụ âm w: không có trong bộ chữ cái Latin nhưng do yêu cầu xây dựng những thuật ngữ khoa học, người ta thêm nó vào và đọc như “v” hoặc “w”.
- Ví dụ: williamsi, Rauwolfia, westermani
3.4. Các phụ âm kép, phụ âm ghép, phụ âm đôi và cách đọc
- Phụ âm kép là 2 phụ âm đi liền nhau và đọc như 1 phụ âm
- ch: đọc như “k” hoặc “kh”.
- Ví dụ: charta, character, chemia, arachis
- gn: đọc như “nh”.
- Ví dụ: gnetum, lignum, magnesium
- ph: đọc như “ph”.
- Ví dụ: camphora, pharmacia, philosophia
- rh: đọc như “r”.
- Ví dụ: Rheum, rhizoma, rhodomyrtus
- sh: đọc như “s”.
- th: đọc như “t” hoặc “th”.
- Ví dụ: thea, anthera, thorax, thermometrum
- Phụ âm ghép là 2 phụ âm đi liền nhau và đọc như 2 âm
- S + phụ âm.
- Ví dụ: spora, scelus, scientia, sculptura
- Phụ âm + l, r.
- Ví dụ: plasma, primus, fractura, comprimata, agricultura, pluvialis, trichomonas, bromum
- Phụ âm đôi là 2 phụ âm giống nhau đi liền nhau, đọc 1 phụ âm cho âm tiết trước và 1 phụ âm cho âm tiết sau.
- Ví dụ: ampulla, gramma, gutta, suppositoria, vaccinum, neisseria, ferrum, collyria, coffeinum, glycyrrhiza, cinnamomum
4. ÂM TIẾT
Tiếng Latin thường đa âm, khi đọc có nhiều âm tiết. Phụ âm thường ghép với nguyên âm phía sau nó, trường hợp không có nguyên âm thì ghép với nguyên âm phía trước
Ví dụ:
- barbitalum → bar – bi – ta – lum
- oxygenium → o – xy – ge – ni – um
- insulinum → in – su – li – num
- comprimata → com – pri – ma – ta
- syrupus → sy – ru – pus
- sinensis → si – nen – sis
- cocculus → Coc – cu – lus
- mammillaria → mam – mil – la – ri – a
- vaccinum → vac – ci – num
4.1. Độ dài âm tiết:
- Âm tiết dài khi sau nguyên âm có 2 phụ âm, có "x" hoặc nguyên âm kép
- Ví dụ:
ther, f
tus, tho
x c
phora, ra
, c
dida,
dema
- Âm tiết ngắn khi sau nguyên âm có nguyên âm khác hay có “h”
- Ví dụ: protozŏa, solutiŏ, olĕa, taenĭa, vĕho
4.2. Trọng âm:
Trong mỗi từ Latin âm tiết có trọng âm được đọc mạnh hơn những âm tiết khác
- Trong từ có 2 âm tiết thì trọng âm đặt ở âm tiết thứ nhất.
- Ví dụ: bónus, nómen, vírus, rósa
- Trong từ có trên 2 âm tiết thì trọng âm đặt ở âm tiết thứ 2 tính từ âm tiết cuối, nếu âm tiết thứ 2 là âm tiết ngắn thì đặt ở âm tiết thứ 3
- Ví dụ: natúra, botaníca, resína, collýria, nátrium, solútio
5. SỐ TỪ LATIN
Chữ số
Số
|
Số từ
Số lượng
|
Số từ
Thứ tự
|
Số từ
Số lần
|
1 I
|
Unus
|
Primus
|
Semel
|
2 II
|
Duo
|
Secundus
|
Bis
|
3 III
|
Tres
|
Tertius
|
Ter
|
4 IV
|
Quattuor
|
Quartus
|
Quarter
|
5 V
|
Quinque
|
Quintus
|
Quinquies
|
6 VI
|
Sex
|
Sextus
|
Sexies
|
7 VII
|
Septem
|
Septimus
|
Septies
|
8 VIII
|
Octo
|
Octavus
|
Octies
|
9 IX
|
Novem
|
Nonus
|
Novies
|
10 X
|
Decem
|
Decimus
|
Decies
|
11 XI
|
Undecim
|
|
|
12 XII
|
Duodecim
|
|
|
13 XIII
|
Trecedim
|
|
|
14 XIV
|
Quatuordecim
|
|
|
15 XV
|
Quindecim
|
|
|
16 XVI
|
Sexdecim
|
|
|
17 XVII
|
Septemdecim
|
|
|
18 XVIII
|
Duodeviginti
|
|
|
19 XIX
|
Undeviginti
|
|
|
20 XX
|
Viginti
|
|
|
30 XXX
|
Triginta
|
|
|
40 XL
|
Quadraginta
|
|
|
50 L
|
Quinquaginta
|
|
|
60 LX
|
Sexaginta
|
|
|
70 LXX
|
Septuaginta
|
|
|
80 LXXX
|
Octoginta
|
|
|
90 XC
|
Nonaginta
|
|
|
100 C
|
Centum
|
Centesimus
|
|
1000 M
|
Mille
|
Millesimus
|
|
6. CÁCH VIẾT TỪ KHOA HỌC BẰNG LATIN
6.1. Nguyên tắc:
Theo luật quốc tế (ICBN & ICZN) tên khoa học gồm có:
- Tên chi: là danh từ luôn được viết hoa
- Tên loài: là tập hợp 2 từ, trong đó từ thứ nhất tên chi, từ thứ hai là tính ngữ chỉ đặc điểm của loài không viết hoa
- Nguyên tắc trích dẫn tác giả: để đảm bảo tính chính xác sau tên khoa học còn yêu cầu viết kèm theo tên tác giả công bố. Có thể đó là tên người hoặc nhiều người, thường được viết tắt
6.2. Tên Latin một số dược liệu:
Anh túc
|
Papaver somniferum L.
|
Họ Anh túc
|
Papaveraceae
|
Bạc hà
|
Mentha piperita L.
|
Họ Hoa môi
|
Lamiaceae
|
Cam thảo
|
Glycyrrhiza uralensis F.
Glycyrrhiza glabra L.
|
Họ Đậu
|
Fabaceae
|
Cà phê
|
Coffea arabica L.
Coffea robusta L.
|
Họ Cà phê
|
Rubiaceae
|
Chè (trà)
|
Camellia sinensis L. Kuntse
|
Họ Chè
|
Theaceae
|
Cà độc dược
|
Datura metel L.
|
Họ Cà
|
Solanaceae
|
Cau
|
Areca catechu L.
|
Họ Cau
|
Arecaceae
|
Chanh
|
Citrus aurantifolia S.
Citrus limon L&B.
|
Họ Cam
|
Rutaceae
|
Cúc hoa vàng
|
Chrysanthemum indicum L.
|
Họ Cúc
|
Asteriaceae
|
Dâu tằm
|
Morus alba L.
|
Họ Dâu tằm
|
Moraceae
|
Đinh lăng
|
Polyscias fructicosa L.
|
Họ Ngũ gia bì
|
Araliaceae
|
Gừng
|
Zingiber officinale R.
|
Họ Gừng
|
Zingiberaceae
|
Nghệ
|
Curcuma longa L.
|
Long não
|
Cinmamomum camphora L.
|
Họ Long não
|
Lauraceae
|
Quế
|
Cinnamomum cassia N. & E
|
Lựu
|
Punica granatum L.
|
Họ Lựu
|
Punicaceae
|
Mía
|
Saccharum officinarum L.
|
Họ Hòa thảo
|
Gramineae
|
Lạc tiên
|
Passiffora foetida L.
|
Họ lạc tiên
|
Passifloraceae
|
Mã tiền
|
Strychnos nux-vomica L.
|
Họ Mã tiền
|
Loganiaceae
|
Ớt
|
Capsicum annuum L.
|
Họ Cà
|
Solanaceae
|
Ổi
|
Psidium guajava L
|
Họ Sim
|
Myrtaceae
|
Sả
|
Cymbopogon citratus S.
|
Họ Hòa thảo
|
Gramineae
|
Ngô
|
Zea mays L.
|
Nhân sâm
|
Panax ginseng L.
|
Họ Nhân sâm
|
Araliaceae
|
Sâm Ngọc Linh
|
Panax articulatus KL Dao (1973)
Panax vietnamensis Ha et Grush (1985)
|
Sen
|
Nelumbo nucifera G.
|
Họ Sen
|
Nelumbonaceae
|
Tiêu
|
Piper nigrum L.
|
Họ Hồ tiêu
|
Piperaceae
|
Tràm
|
Melaleuca leucadendron L.
|
Họ Sim
|
Myrtaceae
|
Thiên niên kiện
|
Homalomena aromatica Schott
|
Họ Ráy
|
Araceae
|
Trắc bách diệp
|
Platycladus orientalis L.
|
Họ Hoàng đàn
|
Cupressaceae
|
Trinh nữ hoàng cung
|
Crinum latifolium L.
|
Họ Thủy tiên
|
Amaryllidaceae
|
6.3. Tên Latin bộ phận thực vật:
- brachium: cành
- cortex: vỏ
- flores: hoa
- folium: lá
- herba: thân thảo
- lignum: gỗ
- radix: rễ
- rhizoma: thân rễ
- semen: hat
7. TÊN LATIN DẠNG THUỐC
capsulae
|
viên nang
|
ovula
|
thuốc đặt
|
collyria
|
thuốc nhỏ mắt
|
pilulae
|
viên tròn
|
collutoria
|
thuốc rà miệng
|
potio
|
potio
|
comprimata
|
viên nén
|
pulveres
|
thuốc bột
|
drageae
|
viên bao đường
|
sirupus
|
xiro
|
elixir
|
elixir
|
solutio
|
dung dịch
|
emulsiones
|
nhũ tương
|
suppositoria
|
thuốc đạn
|
extracta
|
cao thuốc
|
tabulettae
|
viên nén
|
granula
|
thuốc cốm
|
tincturae
|
cồn thuốc
|
injectiones
|
thuốc tiêm
|
unguenta
|
thuốc mỡ
|
oleum
|
dầu
|
vaccinum
|
vacxin
|
8. MỘT SỐ TỪ LATIN VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐƠN THUỐC
Viết tắt
|
Latin
|
Nghĩa
|
aa
|
ana
|
Như nhau
|
ac
|
antecibum
|
Trước bữa ăn
|
pc
|
postcibum
|
Sau bữa ăn
|
po
|
per os
|
Bằng miệng
|
qd
|
quaque die
|
Mỗi ngày
|
bid
|
bis in die
|
2 lần mỗi ngày
|
tid
|
ter in die
|
3 lần mỗi ngày
|
qid
|
quater in die
|
4 lần mỗi ngày
|
hs
|
hora somni
|
Lúc đi ngủ
|
dtd
|
denture tales dosis
|
Cấp những liều như thế
|
div in p.aeq
|
divide in parter.aequalis
|
Chia thành các phần bằng nhau
|
Rp hay R/
|
recipe hay recipere
|
Hãy lấy
|
SA
|
secundum artem
|
Theo thủ thuật
|
MDS
|
misce, da, signa
|
Hãy trộn, đóng gói, ghi nhãn
|
FSAR
|
fiat secundum artem regulas
|
Hãy làm theo nguyên tắc ngành nghề
|
Quant.sat.
|
quantum satis
|
Lượng vừa đủ
|
us ext
|
usus externus
|
Dùng ngoài
|
us int
|
usus internus
|
Dùng trong
|
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- H. Petitmangin. Grammaire latine (1960)
- Pharmacopeé française VIIe Edition (1949)
- W. Sidney Allen. The names of the letters of the Latin alphabet (1978)
- Đỗ Xuân Cẩm. Hướng dẫn cách viết Latin tên khoa học của các dược liệu và cây dược liệu (1996)
- Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2009)
- Võ Văn Chi. Từ điển Thực vật học. Latin – Việt (2010)