Học Kỹ thuật Phục hồi chức năng ra làm gì?

Bộ Y tế và các ban ngành xác định Phục hồi chức năng là ngành ưu tiên phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Điều này cho thấy cơ hội rộng mở dành sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật PHCN. Cùng tìm hiểu về ngành học này qua bài viết dưới đây nhé!

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm đầy đủ về phục hồi chức năng là các biện pháp y học, kinh tế, xã hội, giáo dục hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tác động của giảm chức năng và khuyết tật, đảm bảo cho người khuyết tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia đầy đủ các hoạt động của xã hội.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, vai trò và tầm quan trọng của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng đã dần được nhiều người biết đến và được xã hội công nhận. Điển hình trong đại dịch Covid-19 vừa qua, những bệnh nhân mắc Covid-19 ngoài việc được điều trị bằng thuốc, các trang thiết bị y tế hiện đại thì vai trò của kỹ thuật viên Phục hồi chức năng trong việc PHCN hô hấp, chức năng vận động… là rất đáng kể.

Sau khi học Kỹ thuật Phục hồi chức năng, bạn có thể thực hiện một số công việc như sau:

✅Xem xét bệnh án hoặc lấy thông tin bệnh nhân từ bác sĩ, sau đó quan sát họ hoạt động (đứng, đi lại…) để chẩn đoán khả năng hồi phục. Từ đó, có kế hoạch điều trị và tiên lượng thời gian phục hồi của người bệnh.

✅Áp dụng các kỹ thuật điều trị như châm cứu, xoa bóp, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu, laser trị liệu… phù hợp với từng đối tượng và đảm bảo an toàn khi thực hiện các quy trình.

✅Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập kéo dài và sử dụng các thiết bị để giảm đau, hoặc tăng khả năng vận động. Bên cạnh đó giúp họ dùng các thiết bị trợ giúp như nạng, xe lăn, chân giả, các điện cực dính áp dụng kích thích điện để điều trị chấn thương và cơn đau.

✅Thường xuyên kiểm tra và theo dõi tình hình tiến triển của người bệnh theo thời gian. Đánh giá quá trình điều trị, có thể thay đổi kế hoạch chăm sóc hoặc thử áp dụng các liệu pháp chữa trị khác nếu cần thiết.

✅Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng tác động vào tinh thần bệnh nhân bằng cách an ủi, động viên để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả. Hướng dẫn người thân cách chăm sóc phù hợp để người bệnh phục hồi nhanh chóng.

Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn.