Đổi mới phong cách cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người dân

Ngày 21/12/2020, TS. Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đã có buổi trả lời phỏng vấn của Đài truyền hình Việt Nam về Đổi mới phong cách cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người dân.

PV: Thưa Ông hiện nay nhiều giải pháp đưa ra để tăng cường sự hài lòng của người dân, người bệnh, ông đánh giá yếu tố chính nào để đạt được hơn 85% sự hài lòng của người dân người bệnh?

TS. Phạm Văn Tác: Tôi cho rằng, đầu tiên là quyết tâm của cả Ngành từ trung ương đến địa phương thực nghiêm theo chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ cho đến Lãnh đạo các Vụ / Cục cho đến lãnh đạo các Sở Y tế, bệnh viện các tuyến, các trung tâm y tế thậm trí đến các cán bộ y tế thôn bản, như vậy mỗi cán bộ y tế đều vào cuộc với quyết tâm, tự tin và coi người dân, người bệnh như người thân của mình làm cho người dân, người bệnh thân thiện với thầy thuốc hơn. Nhất là trong đại dịch Covid-19 vừa qua, người dân thấy người thầy thuốc như những chiến sỹ áo trắng chiến đấu thầm lặng trong thời bình giống như người chiến sĩ ngày xưa trên tuyến đầu của cuộc chiến chống giặc. Đồng chí Thủ tướng đã nói ”Chống dịch như chống giặc” câu nói này rất ý nghĩa đối với mỗi cán bộ y tế và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phát động phong trào thi đua trong lúc dịch căng thẳng nên mỗi cán bộ y tế đều xác định nhiệm vụ thi đua. Như trong việc thử Vắc xin đầu tiên, trong 3 người thì có 1 học sinh đang học điều dưỡng cũng đã tham gia thử nghiệm, đây là một minh chứng cán bộ y tế luôn sẵn sàng lên tuyến đầu, nhằm mong chăm sóc sức khỏe người dân được tốt nhất.

PV: Thưa Ông hiện nay nhiều giải pháp đưa ra để tăng cường sự hài lòng của người dân, người bệnh, ông đánh giá yếu tố chính nào để đạt được hơn 85% sự hài lòng của người dân người bệnh?

TS. Phạm Văn Tác: Tôi cho rằng, đầu tiên là quyết tâm của cả Ngành từ trung ương đến địa phương thực nghiêm theo chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ cho đến Lãnh đạo các Vụ / Cục cho đến lãnh đạo các Sở Y tế, bệnh viện các tuyến, các trung tâm y tế thậm trí đến các cán bộ y tế thôn bản, như vậy mỗi cán bộ y tế đều vào cuộc với quyết tâm, tự tin và coi người dân, người bệnh như người thân của mình làm cho người dân, người bệnh thân thiện với thầy thuốc hơn. Nhất là trong đại dịch Covid-19 vừa qua, người dân thấy người thầy thuốc như những chiến sỹ áo trắng chiến đấu thầm lặng trong thời bình giống như người chiến sĩ ngày xưa trên tuyến đầu của cuộc chiến chống giặc. Đồng chí Thủ tướng đã nói ”Chống dịch như chống giặc” câu nói này rất ý nghĩa đối với mỗi cán bộ y tế và đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phát động phong trào thi đua trong lúc dịch căng thẳng nên mỗi cán bộ y tế đều xác định nhiệm vụ thi đua. Như trong việc thử Vắc xin đầu tiên, trong 3 người thì có 1 học sinh đang học điều dưỡng cũng đã tham gia thử nghiệm, đây là một minh chứng cán bộ y tế luôn sẵn sàng lên tuyến đầu, nhằm mong chăm sóc sức khỏe người dân được tốt nhất.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Lãnh đạo Bộ Y tế thăm tình nguyện viên tiêm thử nghiệm Vắc xin

PV: Thưa ông giai đoạn tới ngành y có tăng cường các biện pháp để tăng tỷ lệ hài lòng nữa hay không?

TS. Phạm Văn Tác: Dựa trên kết quả bước đầu, tới đây một loạt các chính sách theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ rà soát lại các văn bản pháp luật và tiếp tục hướng dẫn, tiếp tục đào tạo và tiếp tục thi đua khen thưởng và chỗ nào làm chưa đúng tiếp tục sẽ có giải pháp để những cán bộ y tế là chiến sỹ áo trắng thực sự. Đồng thời sẽ tập huấn, kết hợp các phương pháp đào tạo, giúp cán bộ y tế có đủ kiến thức kỹ năng để họ làm tốt hơn. Quan trọng hơn nữa, ngành Y tế mong muốn rằng việc này không chỉ là việc riêng của ngành mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, như vậy cả 63 tỉnh thành đến các huyện, ủy ban nhân dân, huyện ủy , hội đồng nhân dân các tỉnh, các huyện … đều vào cuộc, coi sức khỏe của nhân dân là trên hết, là vốn quý nhất. Để phấn đấu đến năm 2030 – 2045 Việt nam trở thành nước cơ bản công nghiệp có thu nhập trung bình cao thì chúng ta cũng cần phải có sức khỏe để lao động, xây dựng phát triển đất nước. Như vậy, rất cần sự đồng bộ, từ việc xây dựng chính sách, tuyên truyền, qua đây chúng tôi cũng cảm ơn hệ thống truyền thông thông tin đại chúng đã gắn kết chặt chẽ với ngành Y, đã truyền tải các chính sách của ngành y tế tới người dân, để người dân hiểu hơn và đôi bên cùng hiểu nhau, thì sự hài lòng càng tăng. Đặc biệt, hiện nay đồng chí Bộ trưởng đã chỉ đạo giai đoạn tới xây dựng Dự án đào tạo cho cán bộ y tế vùng khó khăn, ít nhất 85 huyện nghèo với 28 tỉnh sẽ được hưởng thụ và tới giai đoạn tiếp theo có 51 tỉnh sẽ tham gia vào dự án, theo nguyên tắc dưới địa phương thiếu gì thì hỗ trợ cái đó. Ví dụ nếu thiếu bác sĩ thì sẽ phối hợp với hệ thống đào tạo, cơ sở tiến hành đào tạo trên tinh thần nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thuận thì sẽ tuyển sinh bác sĩ trên sàn dưới chuẩn cho vùng sâu vùng xa, thiếu dược sĩ chúng ta đào tạo dược sĩ … như vậy trên tinh thần ưu tiên cho vùng sâu vùng xa, khó khăn 62 huyện nghèo và 23 huyện cận nghèo sẽ ưu tiên giải quyết trước để đảm bảo tương đối đầy đủ số lượng cán bộ y tế có chất lượng, trình độ cao để phục vụ nhân dân sau đó lan tỏa ra các vùng khác. Để đạt được mục tiêu trên, rất mong các thầy cô trong gần 40 cơ sở đào tạo đại học, 92 cơ sở đào tạo cao đẳng cùng hệ thống bệnh viện trên toàn quốc bắt tay vào đào tạo, tạo môi trường mới có cán bộ y tế có trình độ, luôn niềm nở với người dân, để người dân đến bất cứ đâu như cơ sở khám bệnh, phòng bệnh, tiêm chủng, hay cơ sở hành chính luôn được tiếp đón niềm nở. Hiện nay, theo báo cáo các phiếu khiếu kiện đã giảm đi rất nhiều, như vậy chứng tỏ sự hài lòng của người dân cũng đã tăng lên. Mong rằng tới đây, mỗi cán bộ y tế sẽ đồng hành với đồng chí Bộ trưởng, Ban cán sự để thực hiện sứ mệnh của mình, mà Đảng Chính phủ và Bác Hồ đã căn dặn “Thầy thuốc như mẹ hiền” nhằm giúp mỗi người dân có sức khỏe tốt hơn, để đất nước có sức khỏe tốt hơn.

PV: Xin Ông đánh giá hiệu quả của Dự án “Thí điểm bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn”

TS. Phạm Văn Tác: Đề án Bác sĩ trẻ là Dự án thí điểm và đã đạt được kết quả nằm ngoài tưởng tượng của cá nhân tôi cũng như nhiều đồng chí Lãnh đạo, sau 24 tháng được tuyển dụng và khớp cung cầu nghiêm ngặt, sau đó quay về trường được đào tạo thì hiện nay có 354 bác sĩ được bàn giao, trong đó có 310 bác sĩ là tại địa phương, tại chỗ các huyện nghèo. Trong đó có những bác sĩ rất giỏi, như bác sĩ Sùng Sao Tỏa ở Trung tâm Y tế huyện Mường Khương, Lào Cai, chuyên ngành sản đã thực hiện được mọi kỹ thuật cho sản khoa, không những thế bác sĩ còn vận động người dân, người Mông bỏ những tập tục không tốt cho sức khỏe, như không dám cho máu ai vì họ quan niệm cho máu mà họ mất thì mình mất theo, đến nay người Mông không còn tư duy đó. Hay như trước đây, khi đẻ, người Mông chỉ để chồng đỡ đẻ thì đến nay họ đã để các bác sĩ đỡ và tham gia chăm sóc sức khỏe. Người Mông cũng đã hiểu nếu có bệnh tật thì đến bệnh viện và nếu sinh nở thì đến bác sĩ giúp. Chúng tôi cho rằng đó là kết quả rất tốt , và kết quả này là do chính quyền địa phương tự đánh giá và đặc biệt do người dân tự đánh giá. Ngoài ra, trong đợt công tác tại Mường Nhé, Tôi được biết nhiều người dân vẫn quý và nhớ bác sĩ Hiếu (Bác sĩ Hiếu là viên chức bệnh viện Nhi trung ương từng công tác tại Mường Nhé hơn 3 năm) và họ coi bác sĩ Hiếu như người thân của mình. Đó là kết quả bước đầu rất tốt, tuy nhiên trong thời gian tới, theo chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng chúng tôi sẽ tìm kiếm nguồn đầu tư mới cho dự án bác sĩ trẻ, trước đây do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ, tới đây một phần dự án sẽ do tập đoàn VinGroup qua quỹ Thiện Tâm sẽ tài trợ cho các tỉnh trước mắt mỗi năm 50 chỉ tiêu và tăng dần trong các năm tiếp theo, như vậy sẽ cơ bản đảm bảo đầy đủ số lượng cán bộ y tế cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trước đây các chế độ chưa thực hiện được, chúng tôi sẽ đề xuất thêm cho mỗi em 3 triệu đồng một tháng để đảm bảo chi phí tối thiểu cho các em chi tiêu trong thời gian học, để các em yên tâm học được kiến thức tốt nhất nhằm phục vụ cho đồng bào vùng sâu vùng, vùng xa, hải đảo được tốt nhất.

PV: Xin cảm ơn Ông đã trả lời cuộc phỏng vấn.

TS. Phạm Văn Tác làm việc với Giám đốc quỹ Thiện tâm Tập đoàn VinGroup về hỗ trợ đào tạo bác sĩ trẻ tình nguyện

Nguồn: Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo